NỮ ĐẾ, CHUYỆN CHƯA KỂ: Kỳ 15- Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng: "Thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc"
Đăng lúc:
1752231683000
Trong:
Lịch sử
<div class="block-wrapper" type="quote"><blockquote style="text-align: left;"><p class="quote-body"> Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng là vị danh tướng Trần triều được nhiều đời ca ngợi là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần kiên cường bất khuất, “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của dân tộc Việt Nam ta. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 (năm 1285) ông đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Thiên Mạc, bị giặc bắt không đầu hàng, giặc dụ dỗ chiêu hàng ông dõng dạc tuyên bố <i>“Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”</i>. Vị dũng tướng thời đại Đông A bị giặc giết khi tuổi đời còn rất trẻ (26 tuổi) và công cuộc kháng chiến còn dang dở nhưng khí phách anh hùng, hiên ngang lẫm liệt cùng câu nói bất hủ của ông mãi lưu danh muôn thưở. </p><span class="quote-caption"></span></blockquote></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/823b0a36f32cda3a151ab4b2fcabd6ec461f28586bacf7fdd23ce4dd604bbf46.jpg"alt="18. Tran Binh Trong.jpg"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>1.
</i></b><b><i>Bảo Nghĩa Hầu: Thân
thế hiển hách, dòng dõi Hoàng tộc</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đại Việt sử ký toàn thư chép: <i>“Bảo Nghĩa
vương Trần Bình Trọng là dòng dõi Lê Đại Hành”, “ông cha làm quan ở đời vua Trần
Thái Tông, được ban quốc tính là họ Trần”. </i>Tuy chưa tìm được tư liệu khẳng
định chắc chắn, song đối chiếu với các nhân vật và sự kiện xảy ra dưới thời vua
Trần Thái Tông, hầu hết các sử gia nhận định Trần Bình Trọng là con của Bảo Văn
hầu Lê Phụ Trần (Lê Tần) và mẹ ông chính là Nữ đế Lý Chiêu Hoàng, bấy giờ mang
tước vị Chiêu Thánh công chúa được vua Thái Tông gả cho Lê Phụ Trần năm 1258.
Như vậy về nội tộc, ông là dòng dõi vua nhà Tiền Lê, về ngoại tộc ông là con
trai Nữ đế Lý triều, là hậu duệ của vua nhà Lý.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Toàn thư chép <i>“công chúa Chiêu Thánh ở với
Lê Phụ Trần hơn 20 năm sinh được hai người con là Thượng vị hầu Lê Tông và Ứng
Thuỵ công chúa Lê Ngọc Khuê.” </i> Liên kết
các thông tin này lại thì Trần Bình Trọng chính là Thượng vị hầu Lê Tông và ông
có một người em gái là Ứng Thuỵ công chúa Lê Ngọc Khuê. Theo chế độ phong tước
thời vua Trần Thái Tông Toàn thư có đoạn “<i>Năm Tân Sửu (1241) hoàng tử thứ ba
là Quang Khải sinh, là em cùng mẹ với thái tử Hoảng, Quốc Khang là anh trưởng,
sau đều phong Đại vương; thứ nhất Nhật Vĩnh, Ích Tắc, Chiêu Văn đều phong
vương; rồi các con thứ nữa thì phong Thượng vị hầu.Con trưởng của các vương thì
phong vương, các con thứ thì phong Thượng vị hầu, lấy làm chế độ vĩnh viễn</i>”.
Ấy vậy mà con trai của Lê Phụ Trần (người chỉ mang tước hầu) lại được phong là
Thượng vị hầu, con gái được phong Ứng Thuỵ công chúa, tương đương với tước vị
dành cho con của vua và vương. Người viết mạo muội suy đoán rất có thể là Thượng
hoàng Trần Thái Tông đã nhận hai anh em Lê Tông, Lê Ngọc Khuê làm nghĩa tử,
nghĩa nữ nên mới có tước phong như vậy và Lê Tông đã được ban Quốc tính với tên
Trần Bình Trọng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Xét theo quan hệ họ hàng thì ông là em họ của
vua Trần Thánh Tông, Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải và Tĩnh Quốc Đại
vương Trần Quốc Khang (gọi Lý Chiêu Hoàng là dì ruột). Ông cũng là em họ của
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn bởi bà ngoại của Trần Bình Trọng chính là Linh Từ
quốc mẫu Trần Thị Dung và là em gái của ông nội Trần Quốc Tuấn (tức Thái Tổ Trần
Thừa). Bảo Nghĩa hầu còn là anh họ của Trần Khánh Dư, mẹ ông Lý Chiêu Hoàng là
chị cùng mẹ khác cha với Trần Phó Duyệt (con trai Trần Thủ Độ, cha của Trần
Khánh Dư). Có thể thấy Trần Bình Trọng có mối quan hệ họ hàng với hầu hết các
nhân vật nổi tiếng thời kỳ đầu triều đại nhà Trần.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Trần Bình Trọng sinh năm 1259 cùng lứa tuổi với
vua Trần Nhân Tông (sinh năm 1258), cha ông Lê Phụ Trần từng là Thiếu sư kiêm Sừ
cung giáo thụ tức là thầy dạy vua Trần Nhân Tông khi còn là Thái tử. Có xuất
thân như vậy, hẳn nhiên ông được nuôi dạy bởi người cha văn võ toàn tài, trung
thần hàng đầu nên sớm bộc lộ tài năng, đức độ và được hai vua (Thượng hoàng Trần
Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) yêu mến, tin cậy.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>2.
</i></b><b><i>Bậc anh hùng trung
quân ái quốc: “Thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên Mông do
Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, thống
lĩnh, chia làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo
quân cực kỳ thiện chiến đã từng càn quét khắp lục địa Á-Âu và nhanh chóng chiếm
ưu thế tuyệt đối trước quân dân Đại Việt (chỉ có khoảng 30 vạn binh). Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng
tư lệnh quân Đại Việt lúc bấy giờ là Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải
Dương). Quân Đại Việt tiếp tục rút lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được
trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên. Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi
Thăng Long, lui về Thiên Trường (Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Đại
Vương và Lưỡng cung (tức hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) giao cho trọng
trách giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn truy binh và cầm chân quân Nguyên,
đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Bảo Nghĩa hầu lãnh đạo khoảng 600 binh tổ chức
cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc với quyết tâm tử thủ. Do sự chênh lệch
quá lớn về quân số, quân Đại Việt thất bại, Trần Bình Trọng bị bắt nhưng ông và
quân lính của mình đã hoàn thành nhiệm vụ ngăn chặn truy binh để bộ chỉ huy rút
lui an toàn. Trận đánh này là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược
với cuộc kháng chiến, kể từ khi đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy và
hai vua, tạo tiền đề cho thắng lợi chung cuộc của quân Đại Việt.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên
tìm mọi cách để khai thác thông tin, từ tra tấn, dọa nạt, đến dụ dỗ, chiêu hàng.
Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục và không hé nửa lời về hướng
đi của quân chủ lực. Không thể chiêu hàng Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải
giết ông vào năm 1285, lúc đó ông mới chỉ 26 tuổi. Trần Bình Trọng (陳平仲), cái tên “Bình Trọng” cha mẹ đặt cho ông mang ý nghĩa “ở trong hoà
bình”, ông được sinh ra sau khi Đại Việt toàn thắng quân Nguyên-Mông lần thứ nhất,
được lớn lên, trưởng thành trong thời bình. Và giờ đây ông đã chiến đấu tới
giây phút cuối cùng, hy sinh thân mình trong kháng chiến chống Nguyên- Mông lần
thứ hai với lý tưởng bảo vệ Tổ quốc, hộ giá hai vua, với khát vọng dành lại độc
lập, hoà bình cho dân tộc.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tới tháng 6 năm 1285 quân Đại Việt toàn thắng,
hai vua Trần trở lại kinh sư, Trần Bình Trọng có công hộ giá, hy sinh vì nước
được nhà vua truy phong tước Bảo Nghĩa vương.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>3.
</i></b><b><i>Hậu duệ kế thừa ngôi
báu</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Mặc dù có xuất hiển hách nhưng xét về khía cạnh
cuộc sống cá nhân thì Bảo Nghĩa vương kém may mắn hơn nhiều vương tôn quý tộc
khác. Khi Trần Bình Trọng chào đời cha mẹ ông đều đã hơn 40 tuổi ở vào cảnh cha
già con mọn rồi cha mẹ cũng sớm rời xa, mẹ ông tức Lý Chiêu Hoàng qua đời năm
1278 lúc này ông mới 19 tuổi. Theo các tư liệu thì khi Trần Bình Trọng kết hôn
và có một con gái nhỏ thì vợ ông lại không may sớm qua đời. Vua Trần Nhân Tông thương
cảnh Bảo Nghĩa hầu gà trống nuôi con nên gá nghĩa đem gả cô mình là công chúa
Thuỵ Bảo (con gái vua Trần Thái Tông) cũng sớm chịu cảnh goá bụa cho Trần Bình
Trọng. Sau khi Trần Bình Trọng hy sinh, công
chúa Thuỵ Bảo ở vậy và nuôi dạy con gái vương là Chiêu Hiến quận chúa trưởng
thành.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Mang dòng dõi họ Lê, được ban quốc tính họ Trần,
khi lớn lên Chiêu Hiến quận chúa được vua Trần Anh Tông lập làm phi tức Huy Tư
hoàng phi. Hoàng phi xinh đẹp, nết na rất được vua Anh Tông và chính cung Bảo Từ
Hoàng hậu yêu mến. Toàn thư chép: “<i>Có
lần Bảo Từ Hoàng hậu thấy Huy Tư phi theo hầu Anh Tông đường xa mà không có kiệu,
phá lệ đem cho bà kiệu liễn vốn chỉ dành cho Hoàng hậu ngồi. Tuy nhiên điều này
đã bị Trần Anh Tông ngăn cản, còn nhắc: " Bảo Từ có yêu quý Huy Tư thì cho
thứ khác, chứ kiệu liễn đã ngồi theo điển chế cũ, không thể cho được."” </i>Về sau,<i> </i>Huy Tư hoàng phi sinh ra
Trần Mạnh- người con trai duy nhất sống tới tuổi trưởng thành của vua Trần Anh
Tông và được lập làm Hoàng thái tử. Khi Trần Mạnh kế vị Hoàng đế (tức vua Trần
Minh Tông), hoàng phi được truy tôn làm Huy Tư Hoàng thái phi, rồi được truy
phong làm Chiêu Từ Hoàng hậu. Trần Minh Tông là vị vua đầu tiên của nhà Trần
phá lệ chỉ truyền ngôi cho con dòng đích (có mẹ là người nội tộc họ Trần) được
lập ra từ thời vua Trần Thánh Tông. Như vậy, Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng
chính là ông ngoại của vua Trần Minh Tông. Thật thú vị khi mẹ ông vốn là Nữ đế
Lý triều và cháu ngoại ông lại là Hoàng đế Trần triều.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Dân tộc ta qua ngàn đời luôn tự hào về truyền
thống anh hùng, bất khuất trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Đó là bởi
có những tấm gương anh dũng, kiên cường của thế hệ đi trước như danh tướng Trần
Bình Trọng và hàng nghìn vị anh hùng trong lịch sử được truyền thừa cho thế hệ
kế tiếp noi theo và phát huy. Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng đã hy sinh gần
800 năm trước nhưng câu nói khảng khái, tinh thần bất diệt của ông thì sống mãi
cùng lịch sử nước Việt Nam. Quả đúng như lời nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Hãy
nhớ lấy lời tôi” đã viết:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><i>“Có cái chết hóa
thành bất tử
<br>Có những lời hơn mọi lời ca”.</i></p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p><b><i>Đọc thêm:</i></b></p></div><div class="block-wrapper" type="linkTool"><a class="link-content" target="_blank" rel="nofollow noindex noreferrer" href="https://blog.vietales.vn/publication/nu-de-chuyen-chua-ke-k%E1%BB%B3-1-%E2%80%9Cnu-hoang-nuoc-mat%E2%80%9D-dai-viet-ly-thien-hinh"><div class="link-title">NỮ ĐẾ CHUYỆN CHƯA KỂ: Kỳ 1 “Nữ Hoàng Nước Mắt” Đại Việt: Lý Thiên Hinh</div><p class="link-description"></p><span class="link-anchor">blog.vietales.vn</span></a></div>